Thiền viện được xây dựng từ 1993 – 1994, vị viện chủ tạo dựng nên Thiền Viện là Hòa thượng Thích Thanh Từ, Thiền Viện nằm trên đồi Phượng Hoàng, mặt hướng ra Hồ Tuyền Lâm, đây được xem là Thiện Viện có vị thế đẹp, Mục đích là để khôi phục và phát huy giá trị phật phật pháp Thiền Tông từ thời Trần, đây là dòng thiền chính thống Việt Nam, không ảnh hưởng phương Bắc và phương Nam
Thông tin du lịch Đà Lạt 1 ngày tham khảo tại: http://songchaudalattravel.com/
Chính điện thờ phật Thích Ca, bức tượng “Niên Hoa Vi Tiếu” tức là phật Thích Ca cầm đóa hoa Sen mỉm cười, các Thiền viện trong cả nước cũng đều thờ duy nhất bức tượng này
Đây là bức tượng lấy theo câu chuyện trong một lần đại hội với 3.000 đệ tử trên núi Linh Thứu, đức phật Thích Ca cầm đóa hoa sen lên mỉm cười tất cả đệ tử không hiểu gì riêng chỉ có Ca Diếp đứng dậy chấp tay đảnh lể, và đức phật đã tìm ra được người hiểu hết những gì mình muốn truyền đạt, sau khi đức phật nhập niết bàn thì Ca Diếp được truyền Y và Bát trở thành vị tổ đầu tiên của Thiền Tông Ấn Độ
Kiến trúc chính điện do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế (người đạt giải Khôi Nguyên La Mã) các công trình khác cũng do ông thiết kế như: chợ Đà Lạt, Dinh Độc Lập và Đức Mẹ La Vang
Trong tháp chuông có đại hồng chung nặng hơn 1 tấn và có khắc bài thơ của Trúc Lâm đầu đà đầy triết lý nhân sinh:
Phải trái rụng theo hoa buổi sớm/ Lợi danh lạnh với trận mưa đêm
Hoa tàn mưa tạnh non im vắng/ Xuân cỗi còn nguyên một tiếng chim
Trúc Lâm đầu đà tức là Tổ phật Trần Nhân Tông người đã khai sáng ra dòng Thiền (là vị vua duy nhất trên thế giới đánh bại quân Nguyên)
Bài thơ “Cư Trần Lạc Đạo” của Tổ Phật
Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền
Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông vua đã nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông rồi lên núi Yên Tử tu, 3 dòng thiền đã tồn tại ở nước ta trước đó là Tùy Ni Đa Lưu Chi, Thảo Đường và Vô Ngôn Thông, tổ phật đã thống nhất 3 dong thiền này lại lập ra phái Thiền Trúc Lâm hoàn toàn của Việt Nam
Mọi thông tin Du lịch Đà Lạt alo SC Tour một kênh tham khảo!
Ba vị tổ của Thiền Phái Trúc Lâm là tổ phật Trần Nhân Tông, nhị tổ Huyền Quang và tam tổ Pháp Loa (được thờ chung ở hậu tổ, cùng với tổ sư Đạt Ma)
Thiền viện nằm trong khuôn viên rộng 25 ha với 3 khu vực riêng biệt: Khu ngoại viện dành cho khách du lịch và thập phương bá tánh viếng thăm, 2 khu nội viện dành cho Tăng và Ni học tập và tu luyện trong chùa
Mr Kiên - Phòng Sales & Marketing
Công ty Du lịch Song Châu Đà Lạt